Sau hơn 10 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ trên địa bàn huyện Mường Nhé nay là Nghị định số 156/NĐ-CP ngày 16/11/2018. Chính sách này đã dần đi vào ổn định, đã mang lại một số kết quả đáng khích lệ, đã huy động được nguồn lực xã hội cho việc bảo vệ và phát triển rừng, góp phần cải thiện đời sống cho người làm nghề rừng và thúc đẩy công cuộc xã hội hóa nghề rừng gắn với việc xây dựng nông thôn mới ở khu vực miền núi.

Đời sống của đồng bào huyện Mường Nhé được cải thiện nhờ thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách thiết thực, điển hình là Chính sách chi trả DVMTR.

Huyện Mường Nhé có tổng diện tích tự nhiên là 156.908,11 ha (chiếm 16,46% diện tích của tỉnh) bao gồm 11 đơn vị hành chính xã. Là huyện duy nhất có chung đường biên giới giáp với 2 quốc gia: Trung Quốc 40,861 km và CHDCND Lào 91,303 km, trên tuyến biên giới Việt - Trung có cửa khẩu A Pa Chải là nơi sinh sống của 11 nhóm dân tộc (Kinh, Thái, H’Mông, Hà nhì…) với 45.727 người.

Giá trị tài nguyên rừng ở huyện Mường Nhé khó có thể đong đếm vì đây là khu vực rừng đầu nguồn của hệ thống các bậc thang của các thuỷ điện nằm trên dòng sông Đà, là lưu giữ các hệ sinh thái động thực, vật đặc trưng của vùng Tây Bắc (có Khu bảo tồn thiên Mường Nhé rộng trên 46.000 ha) là nguồn cung cấp nguyên liệu tiềm năng cho các ngành sản xuất hàng hóa của tỉnh.

Rừng Mường Nhé đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời là tư liệu sản xuất quý giá, góp phần quan trọng cho công tác xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Tạo sinh kế bền vững cho bà con sống vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé là nhiệm vụ trọng tâm, mang tính chiến lược.

Ý thức được vốn quý trời ban, những năm qua huyện Mường Nhé đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch thiết thực để phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có.

Nhìn chung lĩnh vực lâm nghiệp đã có những chuyển biến nhất định, giá trị vốn rừng ngày càng được phát huy. Về khía cạnh kinh tế, số đông đồng bào, người lao động có thêm thu nhập từ rừng, áp lực cơm áo gạo tiền đã giảm thiểu phần nào. Đặc biệt hơn, nhờ rừng cơ cấu kinh tế nội ngành có bước chuyển dịch tích cực, từng bước hình thành các vùng nguyên liệu trồng cây được liệu dưới tán rừng tập trung bước đầu gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Dẫu còn những những khó khăn, tồn tại chưa thể giải quyết triệt để trong việc phát triển kinh tế gắn với công tác bảo vệ và phát triển rừng nhưng Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã hòa vào nhịp sống, được đồng bào Mường Nhé hồ hởi đón nhận. Đây là chính sách lớn, có tính đột phá cao, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức chuyên môn, đặc biệt là người dân. Với hơn 85 tỷ đồng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2021, Mường Nhé là huyện được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng nhiều nhất tỉnh. Trung bình mỗi hộ dân có thu nhập gần 10 triệu đồng/năm. Đặc biệt, tại bản Tả Ló San, xã Sen Thượng, hộ nhận được số tiền cao nhất lên tới trên 120 triệu đồng/năm. Người dân đã sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng phát triển sinh kế thông qua phát triển kinh tế ngoài rừng, từ đó hạn chế khai thác gỗ, phá rừng làm nương, rẫy…

Sau khi chính Chính sách chi trả DVMTR được triển khai, thực hiện trên địa bàn huyện, từ đó đến nay Cấp uỷ và chính quyền huyện đã chủ động chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã tham mưu cho huyện ban hành các quy định thực hiện Chính sách chi trả DVMTR phù hợp với pháp luật hiện hành với đặc điểm của địa phương trong diện thụ hưởng, mục tiêu là công khai, minh bạch, đơn giản, thuận tiện đã tạo được sự đồng tình cao tại các đơn vị, tổ chức liên quan, những chủ rừng, người làm nghề rừng được thụ hưởng.

Chính sách chi trả DVMTR đã lan tỏa mạnh mẽ tại huyện vùng cao Mường Nhé, tạo nguồn lực bền vững cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

Trên 10 năm áp dụng, chính sách trên địa bàn huyện đã lan tỏa mạnh mẽ, tạo gắn kết bền chặt giữa cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và cộng đồng, người dân. Ngoài ra, kinh phí người dân nhận được thông qua chính sách đã góp phần giảm tải áp lực đến rừng từ cuộc sống sinh kế hàng ngày, bà con đồng bào các dân tộc huyện Mường Nhé cũng chuyên tâm giữ rừng hơn.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      PHÁT THANH
       Liên kết website
       Bình chọn
      Đánh giá của bạn về trang thông tin điện tử Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Điện Biên
      157 người đã bình chọn
      Thống kê: 1.077.247
      Online: 14