Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là một mắt xích kinh tế tuần hoàn trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp.

Mô hình kinh tế tuần hoàn là một mô hình khép kín, từ khâu khai thác tài nguyên - sản xuất - phân phối - tiêu dùng - khôi phục… luôn có sự gắn kết với nhau. Trái ngược với kinh tế tuần hoàn là kinh tế tuyến tính, một chiều, từ khai thác - sản xuất - phân phối - tiêu dùng - chất thải. Trong đó, chất thải từ quá trình sản xuất - tiêu dùng không được xử lý hoặc tái sử dụng một cách triệt để, dẫn đến tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Dưới tán rừng tự nhiên tại huyện Mường Nhé.

Kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Đặc biệt, kinh tế tuần hoàn đang được xác định là có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp theo chu trình khép kín, chất thải và phế phụ phẩm của quá trình này là đầu vào của quá trình sản xuất khác thông qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý và nhờ vào đó mà sản xuất nông nghiệp sẽ khai thác và sử dụng được tài nguyên một cách tiết kiệm và hiệu quả, giảm thiểu sự lãng phí và thất thoát sau thu hoạch, tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ được hệ sinh thái và sức khỏe của con người.

Hiện nay, kinh tế tuần hoàn là một trong những nội dung được quan tâm của trung ương và địa phương trong quá trình thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và tận dụng phế phẩm trong sản xuất nông, lâm nghiệp như là một nguồn lợi để gia tăng chuỗi giá trị nông nghiệp, giúp tăng thu nhập của nông dân.

Trong những năm gần đây, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng giữ vị trí trọng tâm trong đảm bảo đời sống cho người dân trực tiếp bảo vệ rừng, hỗ trợ công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, năng lượng quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu. Nhưng ngành này cũng đang đứng trước những thách thức rất lớn về môi trường do vấn đề phát sinh từ các hoạt động sản xuất.

Với diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) năm 2021 trên toàn tỉnh Điện Biên là trên 392.000ha và số tiền chi trả theo kế hoạch là trên 225 tỷ đồng cho trên 3000 chủ rừng của 128 xã, phường, thị trấn ở 10 huyện, thị xã, thành phố, có thể gọi chính sách chi trả DVMTR là một mắt xích kinh tế tuần hoàn trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp.

Công tác tuyên truyền bảo vệ và phát triển rừng ở xã Sín Thầu

Theo ông Pờ Chinh Phạ, Chủ tịch UBND xã Sín Thầu huyện Mường Nhé “Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã thay đổi ý thức người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, người dân trong xã đã áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp như dùng tiền công từ DVMTR để mua giống, trồng cây lâm sản, đặc sản ngoài gỗ, nuôi gia súc dưới tán rừng vừa tăng thu nhập cho kinh tế hộ vừa giảm vật liệu cháy, giảm nguy cơ cháy rừng, diện tích rừng tái sinh tự nhiên tăng, nguồn thu từ chi trả DVMTR rừng cũng tăng theo, nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đảm bảo, chất lượng lượng cuộc sống ngày càng đi lên.”

Câu chuyện về những tác động tích cực của chính sách chi trả DVMTR ở xã Sín Thầu chỉ là một trong nhiều ví dụ về mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn. Theo tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) thì nền kinh tế tuần hoàn là một chu trình sản xuất khép kín đem lại 4 lợi ích cơ bản thông qua tận dụng tối đa các nguồn lực, bao gồm (1) Tiết kiệm tài nguyên (2) Bảo vệ môi trường (3) Thúc đẩy phát triển kinh tế, lợi ích xã hội và (4) Nâng cao năng lực liên kết sử dụng các nguồn vốn.

Để phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần quan tâm đến đào tạo người nông dân chuyên nghiệp để đáp ứng trình độ sản xuất ngày một tiên tiến, sản phẩm nông, lâm nghiệp làm ra phải có sức cạnh tranh cao, đồng thời trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp phải gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Như thế kinh tế nông nghiệp của tỉnh nhà mới phát huy thế mạnh, đi vào chiều sâu, phát triển theo hướng hiện đại, bền vững./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      PHÁT THANH
       Liên kết website
       Bình chọn
      Đánh giá của bạn về trang thông tin điện tử Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Điện Biên
      158 người đã bình chọn
      Thống kê: 1.077.613
      Online: 47