Đổi thay quan trọng nhất khi triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh ta đó là ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên rõ rệt. Cùng với đó, việc được thụ hưởng trực tiếp từ chính sách đã góp phần quan trọng tạo thêm thu nhập ổn định giúp người dân tích cực, chủ động tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh phối hợp với cán bộ kiểm lâm, chính quyền địa phương kiểm tra xác minh thực địa tại huyện Mường Nhé làm cơ sở tạm ứng tiền lần 1, 2 năm 2021.

Để người dân, nhất là chủ rừng hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, lợi ích của việc bảo vệ và phát triển rừng cũng như chính sách chi trả DVMRT, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chú trọng công tác tuyên truyền, tập huấn việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Trong năm 2021 đã tổ chức 16 hội nghị tuyên truyền, phổ biến một số nội dung cơ bản của Luật Lâm nghiệp và Nghị định 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp thu hút 308 lượt người tham gia, cấp phát 8 sổ tay chi trả DVMTR; thiết kế, hoàn thiện, cấp phát các sản phẩm truyền thông (128 bảng thông báo, 1.000 bìa đựng hồ sơ, 1.000 quyển lịch, 5.000 tờ lịch năm 2022) tới người dân. Để thuận lợi, minh bạch trong việc chi trả tiền DVMTR, Quỹ tiếp tục đề nghị các xã, phường, thị trấn được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng mở tài khoản nhận tiền chi trả DVMTR tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng số Viettel Pay hỗ trợ chủ rừng mở thêm 285 tài khoản cho 285 chủ rừng trong năm 2021. Từ đó tạo thuận lợi trong việc chi trả tiền DVMTR, đã hoàn thành chi trả cho 1.945 chủ rừng, với số tiền 218,4 tỷ đồng (đạt 100% tổng số tiền chi trả). Thu nhập bình quân của mỗi hộ tham gia bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh được chi trả tiền DVMTR gần 2 triệu đồng/hộ/năm; đặc biệt một số gia đình có mức thu nhập cao từ tiền chi trả DVMTR, như: Cộng đồng bản Tả Ló San, xã Sen Thượng (huyện Mường Nhé) bình quân nhận được gần 87 triệu đồng/hộ/năm; cộng đồng bản Thẩm Táng, xã Pú Xi (huyện Tuần Giáo) bình quân nhận được gần 28 triệu đồng/hộ/năm…

Được hưởng lợi từ rừng, chủ rừng nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng từ đó đã góp phần quan trọng hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ giữ màu xanh cho những cánh rừng. Điều này được thể hiện rõ tại các khu vực được chi trả DVMTR người dân quan tâm nhiều hơn tới công tác bảo vệ rừng, hạn chế tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép. Năm 2021 lực lượng kiểm lâm trong tỉnh đã phát hiện 295 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 34 vụ (10,3%) so với năm 2020.

Ông Phạm Quốc Huy, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tuần Giáo cho biết: Đơn vị hiện quản lý, bảo vệ hơn 8.064,6ha rừng cung ứng DVMTR. Trong năm 2021 Ban đã hợp đồng khoán bảo vệ rừng với 11 cộng đồng bản trên địa bàn 4 xã: Ta Ma, Phình Sáng, Mường Khong và Pú Xi với sự tham gia của 898 gia đình. Nhờ sự tham gia tích cực, chủ động của các cá nhân, gia đình trong công tác tuần tra, kiểm soát rừng, nhất là những khu vực điểm nóng thường xuyên xảy ra chặt phá rừng nên trong năm không xảy ra các vụ xâm hại rừng lớn, không để xảy ra cháy rừng. Để tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, Ban sẽ phối hợp với các hộ dân, cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường tuần tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng trái pháp luật, khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng và các hành vi khác, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Cùng với đó để phát triển rừng, trong năm 2022 Ban sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức họp dân các cộng đồng tuyên truyền các chế độ chính sách được hưởng lợi khi tham gia phát triển rừng, tổ chức thiết kế trồng rừng phòng hộ với tổng diện tích 80ha, rừng sản xuất 50ha, trồng lâm sản ngoài gỗ 20ha, thiết kế khoanh nuôi tái sinh 150ha, khoanh nuôi tái sinh chuyển tiếp gần 803,6ha…

Bà Đặng Thị Thu Hiền, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh thông tin, hiện trên địa bàn toàn tỉnh còn khoảng 86.000ha rừng chưa đủ điều kiện chi trả, chưa giao… Chính vì vậy trong năm 2022 Quỹ sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền xây dựng kế hoạch làm việc với UBND các huyện, các phòng, ban chuyên môn, các đơn vị chủ rừng, quản lý rừng thống nhất hướng tháo gỡ những vướng mắc để những diện tích rừng cung ứng DVMTR trên đủ điều kiện chi trả DVMTR trong thời gian sớm nhất, thêm nhiều chủ rừng được hưởng lợi từ chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu xã hội hóa nghề rừng, giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập.

http://baodienbienphu.com.vn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      PHÁT THANH
       Liên kết website
       Bình chọn
      Đánh giá của bạn về trang thông tin điện tử Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Điện Biên
      165 người đã bình chọn
      Thống kê: 1.082.198
      Online: 13