Hiện nay, toàn tỉnh diện tích rừng có cung ứng DVMTR là: 393 .055,29 ha. Trong đó: Diện tích rừng đã giao: 307.821,96 ha (chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn bản, hộ gia đình: 230.055,44 ha; chủ rừng là tổ chức: 59.044,13 ha; UBND cấp xã là: 18.579,05 ha; chủ rừng là tổ chức khác: 45,22 ha; tổ chức không phải chủ rừng: 98,12 ha); diện tích chưa giao: 85.233,33. Năm 2022, có 2.934/4.152 chủ rừng được nhận tiền DVMTR. Trung bình mỗi hộ nhận được hơn 1 triệu đồng/năm, đặc biệt có hộ nhận 31 triệu đồng/năm, mỗi cộng đồng dân cư nhận trung bình 170 triệu đồng/năm, có cộng đồng dân cư nhận 4 tỷ đồng/năm.

Các chủ rừng tại xã Pá Khoang, TP. Điện Biên Phủ kiểm tra diện tích rừng được giao khoán, chăm sóc, bảo vệ.

Nguồn tiền chi trả DVMTR góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ người dân có rừng nâng cao đời sống, phát triển sinh kế, từ đó ý thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc rừng của người dân được nâng lên, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm. Trong năm 2022, toàn tỉnh đã quản lý, bảo vệ tốt 414.986,78 ha rừng hiện có, triển khai trồng mới được 392,73 ha rừng tập trung (tăng 109,97 ha so với năm 2021); khoanh nuôi tái sinh rừng 17.252,29 ha, đạt 91,94% kế hoạch; chăm sóc rừng 701,8 ha, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 43,5%, đạt 100% kế hoạch. Nhiều cộng đồng dân cư sử dụng tiền DVMTR để đầu tư mua cây giống để trồng rừng, xây dựng cơ sở vật chất, đường giao thông, làm nhà văn hóa và các hoạt động chung của thôn, góp phần từng bước thực hiện thành công các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Hiện nay, Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng Điện Biên đang thực hiện việc giao khoán bảo vệ rừng cho 26 cộng đồng thôn bản trên địa bàn 2 xã (Mường Phăng, Pá Khoang) với tổng diện tích 2.316,05 ha. Trong những năm qua, để đẩy mạnh công tác phát triển rừng tại các cộng đồng thôn bản nêu trên. Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng Điện Biên đã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng khoán bảo vệ rừng của các cộng đồng thôn bản và các đơn vị tham gia nhận khoán, kịp thời và xử lý các vi phạm xảy ra theo hợp đồng đã ký kết... nhờ đó mà mang lại lợi ích kép, vừa tạo sinh kế phát triển kinh tế, vừa khuyến khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, người dân có điều kiện vươn lên nâng cao đời sống.

Cán bộ Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng tuần tra diện tích rừng được giao quản lý.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng Điện Biên đã tổ chức hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng ở 26 cộng đồng  thôn, bản với 1.877 hộ dân tham gia. Các thôn bản tham gia nhận khoán bảo vệ rừng sẽ được hưởng dịch vụ môi trường rừng, đồng thời được khai thác lâm sản phụ ngoài gỗ để tạo sinh kế, tăng thu nhập. Trên cơ sở hợp đồng ký kết, các thôn bản thành lập các tổ bảo vệ rừng thôn bản để tổ chức tuần tra, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng.

Đề người dân hiểu hơn về lợi ích từ rừng mang lại, nhất là công tác phát triển rừng, Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng Điện Biên đã tổ chức các cuộc họp thôn bản, hướng dẫn việc sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng cho các cộng đồng thôn bản tham gia nhận khoán; hướng dẫn tổ quản lý bảo vệ rừng của thôn bản; xây dựng kế hoạch tuần tra, bảo vệ rừng. Hàng năm thực hiện thanh toán tiền công bảo vệ rừng cho các cộng đồng thôn bản.

Ông Trần Xuân Thắng, Giám đốc Ban quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng, cho biết: Quản lý diện tích rừng lớn, có giá trị lịch sử vô cùng quan trọng, Ban xác định nhiệm vụ trọng tâm hàng năm là bảo vệ tốt diện tích rừng được giao. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, những năm qua, ngoài lực lượng của đơn vị, Ban đã tổ chức ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng với các cộng đồng thôn, bản trên địa bàn xã Mường Phăng và Pá Khoang.

Bên cạnh đó, để thực hiện tốt công tác phát triển rừng tại 2 xã trên, Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND TP. Điện Biên Phủ, sự phối kết hợp của chính quyền địa phương, Hạt Kiểm lâm thành phố Điện Biên Phủ, sự ủng hộ của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, tạo điều kiện cho đơn vị trong công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, quản lý lâm sản và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn 2 xã Mường Phăng, Pá Khoang, “ông Thắng cho biết thêm”.

Có thể thấy, thời gian qua, công tác phát triển rừng tại 2 xã Mường Phăng, Pa Khoang đã có chuyển biến tích cực, như việc giao khoán, thuê khoán rừng cho các cộng đồng thôn bản bảo vệ đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng được nâng cao. Rừng được bảo vệ tốt hơn, các vụ cháy rừng, phá rừng giảm nhiều qua các năm. Từ đó, góp phần quan trọng giúp Ban quản lý rừng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được UBND tỉnh giao.

http://dienbien.gov.vn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      PHÁT THANH