Trong 7 tháng đầu năm 2024, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Điện Biên và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các chủ rừng mở tài khoản ngân hàng để chi trả tiền DVMTR nhằm hạn chế việc lưu thông tiền mặt, thúc đẩy chi trả tiền qua tài khoản theo chủ trương của Nhà nước.

Chính sách chi trả DVMTR không chỉ giúp người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ, PCCCR, mà còn góp phần tạo sinh kế, giúp người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó với nghề rừng.

Để tiếp tục thực hiện tốt chủ trương sử dụng, thanh toán không dùng tiền mặt, cũng như làm cơ sở để chi trả tiền DVMTR năm 2023 nhanh chóng, thuận lợi, chính xác, an toàn và minh bạch; ngay từ đầu năm 2024, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã rà soát, xác định cụ thể các chủ rừng chưa có tài khoản; đồng thời triển khai nhiều giải pháp để thông báo, thúc đẩy các chủ rừng mở tài khoản để nhận tiền DVMTR như: Thông báo trên các ứng dụng mạng xã hội (nhóm zalo chủ rừng), trong các Thông báo diện tích cung ứng DVMTR, thanh toán tiền chi trả DVMTR và báo cáo kết quả chi trả tiền DVMTR năm 2023, cũng như tăng cường phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Điện Biên và chính quyền các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các chủ rừng mở tài khoản ngân hàng để Quỹ tiến hành chi trả tiền DVMTR. Nhờ đó, trong 7 tháng đầu năm 2024 đã mở thêm được 87 tài khoản của chủ rừng, nâng tổng số chủ rừng đã mở tài khoản toàn tỉnh lên 4.136 chủ rừng.

Năm 2023, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh đạt trên 212,8 tỷ đồng. Đã có tổng cộng 5.032 chủ rừng trên toàn tỉnh có diện tích rừng được chi trả DVMTR, với tổng kinh phí phải chi trả hơn 212,3 tỷ đồng. Đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên đã chi trả tiền DVMTR năm 2023 cho 3.979 chủ rừng qua tài khoản ngân hàng, với số tiền trên 202 tỷ đồng (157 chủ rừng đã mở tài khoản ngân hàng nhưng chưa chi trả được do đang kiểm tra, đối chiếu các thông tin giữa tài khoản với căn cước công dân của chủ rừng); hiện còn 896 chủ rừng chưa mở tài khoản để nhận tiền, chiếm 17,8% tổng số chủ rừng toàn tỉnh. Đây chủ yếu là các chủ rừng có diện tích nhỏ lẻ, số tiền ít nên người dân chưa mặn mà với việc chi trả dịch vụ môi trường rừng; chủ rừng chết, già yếu, chủ rừng ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, chưa có điện, khoảng cách từ bản đến trung tâm xã xa; diện tích rừng đang tranh chấp. 

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chi trả tiền DVMTR bằng tiền mặt kết hợp với ngân hàng chính sách xã hội mở tài khoản cho các chủ rừng tại xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa.

Trước thực tế trên, để việc chi trả tiền DVMTR diễn ra thuận lợi cũng như 100% các chủ rừng trên địa bàn tỉnh được nhận tiền chi trả DVMTR, thời gian tới, bên cạnh việc khẩn trương rà soát, kiểm tra các thông tin cá nhân giữa tài khoản và căn cước công dân đối với các chủ rừng đã mở tài khoản nhưng chưa chi trả tiền, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng sẽ xây dựng, ban hành Kế hoạch và tổ chức đi chi trả tiền DVMTR bằng tiền mặt tại các xã, đồng thời kết hợp với hệ thống ngân hàng Chính sách xã hội huyện tiến hành mở tài khoản cho các chủ rừng. Đối với những trường hợp chủ rừng khó khăn trong việc mở tài khoản ngân hàng còn lại (số tiền quá ít, chủ rừng già yếu, quá xa trung tâm,...), Quỹ sẽ tham mưu, đề xuất triển khai chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng này thông qua hệ thống Bưu điện. Qua đó, góp phần thực hiện đảm bảo mục tiêu chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng hàng năm được kịp thời, hiệu quả, dứt điểm, không để tiền tồn; từ đó thúc đẩy, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ rừng trong việc quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng có cung ứng DVMTR.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Correlative new

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Radio