Chiều 1/12/2020, tại TP. Vinh, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm hình thành và phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam.

       Cách đây 75 năm, ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 1/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 69, thành lập Bộ Canh nông. Cũng trong ngày này, Bộ Canh nông đã ban hành Nghị định số 01 về tổ chức Bộ Canh nông, trong đó quy định nhiệm vụ của Nha Lâm chính: “Làm các việc hành chính và chuyên môn về rừng rú và săn bắn”, tiền thân của ngành Lâm nghiệp Việt Nam hiện nay.

          Những thành tựu to lớn của ngành Lâm nghiệp Việt Nam đạt được trong 75 năm hình thành và phát triển bắt nguồn từ đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, các địa phương và sự góp sức của toàn thể nhân dân nỗ lực, lao động cần cù sáng tạo, phấn đấu không ngừng cùng với sự nhạy bén của cộng đồng các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường – tại Lễ kỷ niệm. Ảnh: Thành Cường

        Thực hiện khát vọng chung của Lâm nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới là “Lâm nghiệp Việt Nam hiện đại và sáng tạo; phát triển hài hòa và bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường; có vị thế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”;

        Nhiệm vụ trong thời gian tới là:

        1/ Phải tập trung rà soát Quy hoạch phát triển Lâm nghiệp Quốc gia, Chiến lược phát triển ngành cùng với tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp cơ bản để duy trì tỷ lệ che phủ rừng ở mức 42%.

        2/Tập trung nuôi dưỡng, phục hồi, làm giàu rừng tự nhiên, nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng tăng 20% vào năm 2025, 40% vào năm 2030 so với hiện nay; đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ lâm sản khoảng 40 triệu m3 năm 2025, 50 triệu m3 năm 2030 chủ động cho công nghiệp chế biến gỗ lâm sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

        3/ Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững đất 3 loại rừng được quy hoạch cho lâm nghiệp; huy động tối đa các nguồn lực xã hội, thu từ dịch vụ môi trường và lâm sản, dược liệu dưới tán rừng tăng gấp 2 lần vào năm năm 2025, tăng gấp 3 lần vào năm 2030 so với năm 2020; tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5,0% đến 5,5%/năm ổn định đến năm 2030; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025 và 25 tỷ USD vào năm 2030.

          4/ Đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu; góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho 20 triệu người dân nông thôn, miền núi, dân tộc thiểu số; góp phần giữ vững quốc phòng an ninh; có đề án kịp thời triển khai sáng kiến chủ động tham mưu, đề xuất các chương trình, kế hoạch hành động; phối hợp với các bộ, ban, ngành và địa phương để thực hiện thành công nhiệm vụ ‘‘trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới’’ do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát động tại kỳ họp 13, Quốc hội Khóa XIV vừa qua.

   

Nguồn: Báo Nghệ An


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Correlative new

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Radio