Trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Mường Nhé đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đặc biệt trú trọng quan tâm. Các tổ chức, các hộ gia đình từng bước nâng cao nhận thức đã mạnh dạn đầu tư công sức bảo vệ rừng, trồng rừng trên diện tích được giao. Nhờ đó độ che phủ của rừng được nâng lên. Người dân Mường Nhé giờ không còn đi phá rừng làm nương rẫy mà đã cùng chung tay thực hiện công tác trồng rừng, bảo vệ rừng.

Hiên nay, Huyện Mường Nhé có diện tích tự nhiên trên 156.908ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện lớn 125.797ha (chiếm tỉ lệ 80,17% so với diện tích tự nhiên của huyện), diện tích đất có rừng là hơn 83.000ha, tỉ lệ che phủ rừng đạt 53,21%. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân dân trong công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng, huyện Mường Nhé đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức, việc chấp hành các chủ trương của Ðảng, chính sách pháp luật Nhà nước về thực hiện nhiệm vụ trồng và bảo vệ rừng. Ðặc biệt, tập trung chỉ đạo quyết liệt, vận động nhân dân, huy động mọi nguồn lực, các thành phần kinh tế trên địa bàn tham gia trồng rừng.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Mường Nhé và bà con phát dọn thực bì phòng chống cháy rừng.

Xác định trồng và phát triển rừng không chỉ bảo vệ môi trường mà còn là biện pháp giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững. Những năm qua, huyện Mường Nhé đã tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức, chấp hành các chủ trương của Ðảng, chính sách pháp luật Nhà nước về thực hiện trồng và bảo vệ rừng. Ðặc biệt, huyện đã huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, mọi nguồn lực đầu tư, nhất là nhân dân tham gia trồng rừng. Giai đoạn 2016 – 2020 với mục tiêu đặt ra huyện Mường Nhé bảo vệ hơn 72.555ha rừng, tăng cường khoanh nuôi tái sinh đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Đến năm 2020 trồng mới 300ha rừng phòng hộ, 2.700ha rừng sản xuất; trồng 800.000 cây phân tán. Ðối với rừng sản xuất, loại cây được đưa vào trồng chủ yếu là keo tai tượng; rừng phòng hộ ưu tiên trồng cây bản địa (vối thuốc, dổi, thông).

Cùng với đó, huyện thực hiện giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư để tổ chức quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, thực hiện quy hoạch 3 loại rừng là: Rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng đã tạo điều kiện để huyện phân cấp quản lý và bảo vệ rừng chặt chẽ hơn. Huyện cũng thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng và công tác khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, chỉ đạo nhân dân thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật. Diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện tăng lên hàng năm, diện tích rừng tự nhiên được quản lý bảo vệ tốt, đã làm thay đổi nhận thức của người dân nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong công tác tuần tra, bảo vệ và phát triển rừng; góp phần làm thay đổi phương thức, tập quán canh tác nương rẫy của người dân. Về công tác phát triển rừng, năm 2020, UBND huyện đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt vùng dự án trồng rừng Mắc ca, phấn đấu trên địa bàn huyện trồng được trên 20.000ha rừng Mắc ca. Bên cạnh đó, sử dụng trên 10.000 lao động địa phương, tạo thêm nguồn thu nhập cho nhân dân để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

Người dân huyện Mường Nhé (Điện Biên) chuẩn bị diện tích trồng cây mắc ca.

Ông Nguyễn Đình Cương, Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Mường Nhé, cho biết: Những năm trước đây, huyện Mường Nhé là một trong những địa bàn trọng điểm của tình trạng phá rừng làm nương rẫy, một phần bà con ở đây đều là người DTTS tập quán canh tác của người dân là luân canh, một phần do áp lực phá rừng từ người dân di cư tự do đến Mường Nhé, cuộc sống nương rẫy bấp bênh, phải dựa nhiều vào rừng để mưu sinh. Bởi vậy công tác tuyên truyền nâng cao ý thức quản lý, bảo vệ rừng cho người dân là rất quan trọng. Cán bộ Kiểm lâm Mường Nhé không ngại khó khăn, kiên trì vận động từng cán bộ đảng viên, Người có uy tín tại cơ sở để họ có tiếng nói và trách nhiệm với cộng đồng dân tộc mình. Những năm trở lại đây, nhờ có chính sách chi trả DVMTR và sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng, chính quyền các cấp, số vụ vi phạm lâm luật có xu hướng giảm mạnh.

Bên cạnh đó, một trong những giải pháp được lực lượng kiểm lâm chú trọng thực hiện để giữ vững và tăng diện tích rừng là làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Hạt Kiểm lâm huyện chỉ đạo kiểm lâm địa bàn phối hợp với các xã xây dựng 11 phương án phòng cháy chữa cháy rừng cấp xã; 92 phương án phòng cháy chữa cháy rừng của chủ rừng là cộng đồng dân cư, hộ gia đình và các tổ chức. Kịp thời củng cố, kiện toàn các ban chỉ huy, tổ đội quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Đến nay, toàn huyện có 95 tổ, đội phòng cháy chữa cháy rừng với 1.131 thành viên, tích cực theo dõi, rà soát các điểm dễ xảy ra cháy rừng trên địa bàn.

Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Mường Nhé đã góp phần giúp những cánh rừng ở Mường Nhé được bảo vệ và hồi sinh.

Có thể nói, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Mường Nhé đã góp phần đẩy mạnh xã hội hóa công tác lâm nghiệp theo hướng bền vững, giúp những cánh rừng ở Mường Nhé được bảo vệ và hồi sinh.Với quyết tâm phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; khai thác có hiệu quả lợi ích từ rừng, cấp ủy, chính quyền huyện Mường Nhé đã và đang đẩy mạnh việc tuyên truyền, khơi gợi tinh thần đoàn kết để người dân thêm yêu, gắn bó, tích cực tham gia trồng rừng, giúp hồi sinh những cánh rừng.

https://baotainguyenmoitruong.vn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      PHÁT THANH
       Liên kết website
       Bình chọn
      Đánh giá của bạn về trang thông tin điện tử Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Điện Biên
      156 người đã bình chọn
      Thống kê: 1.072.193
      Online: 20