Rừng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người và mang lại giá trị kinh tế cao. Nhận thức rõ lợi ích kép của việc bảo vệ, phát triển rừng đối với cuộc sống nên cộng đồng các thôn bản ở Nậm Pồ đã phát huy mọi điều kiện để giữ rừng và nhân rộng diện tích rừng của địa phương.

Kiểm lâm địa bàn cùng người dân xã Nậm Nhừ kiểm tra diện tích rừng trồng của người dân.

Nậm Pồ có tổng diện tích tự nhiên là 149.559,12 ha, diện tích rừng đã giao 52.031,71 ha (gồm 33 chủ rừng hộ gia đình, 103 cộng đồng dân cư và 3 tổ chức ), độ che phủ rừng đạt 42,4%. Năm 2020, diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là 49.249,165 ha với số tiền hơn 41 tỷ đồng. Ông Nguyễn Đình Lương - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Nậm Pồ cho biết: Trước đây khi chưa có các chế độ chính sách hỗ trợ về bảo vệ rừng, người dân gần như phó mặc cho chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm. Tuy nhiên, từ khi được chi trả DVMTR, người dân dần đã nhận thức được trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng và có nhiều cộng đồng bảo vệ rừng rất tốt, đặc biệt ở một số xã như: Nậm Khăn, Chà Cang, Chà Tở, Pa Tần và một số bản của Nà Hỳ. Để người dân ở các cộng đồng phát huy tốt vai trò của mình trong việc tham gia giữ rừng, huyện đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là chính quyền địa phương cấp xã. Tập trung tuyên truyền cho người dân hiểu được việc quản lý, bảo vệ phát triển rừng và lợi ích từ rừng mang lại cho người dân. Đồng thời, phổ biến rộng rãi hơn nữa các chính sách của Trung ương và địa phương về hỗ trợ người dân trong công tác bảo vệ, phát triển rừng. Từ việc tăng cường tuyên truyền vận động phổ biến kiến thức cơ bản về bảo vệ phát triển rừng. Người dân trong cộng đồng đã nhận thức được những lợi ích từ rừng, với bà con rừng không chỉ đơn giản là giúp họ có nguyên liệu gỗ để làm nhà trên cơ sở cho phép khai thác của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Mà rừng còn giúp họ có môi trường sống trong lành, giữ được nguồn nước, hạn chế thiên tai và bà con được nâng cao thu nhập. Từ nhận thức đó, bà con trong cộng đồng thôn bản ở Nậm Pồ ngày càng có nhiều hành động tích cực hơn trong bảo vệ, phát triển rừng bằng những việc làm cụ thể như: Người dân chủ động hơn trong việc đấu tranh chống lâm tặc, không tham gia hoặc tiếp tay cho các đối tượng phá rừng, khai thác buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép. Phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ bảo vệ rừng ở thôn bản, tăng cường tuần tra, đề cao việc thông tin kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện các trường hợp vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm đến rừng.

Huyện Nậm Pồ có gần 120 tổ tự quản bảo vệ rừng phát huy được sức mạnh cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng

Ông Thùng Văn Kính - Người dân bản Pa Có, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ chia sẻ: Rừng rất quan trọng, giúp phục vụ đời sống hàng ngày cho bà con trong bản. Ngoài ý thức bảo vệ rừng, bà con ở Pa Có ai cũng trồng thêm rừng, gắn trách nhiệm với rừng. Sẵn sàng bỏ ra ngày công để cùng tham gia làm đường hoặc bất kể làm công việc gì liên quan đến bảo vệ, phát triển rừng khi bản hay chính quyền xã yêu cầu. Định kỳ hàng tháng tổ bảo vệ tuần tra, bảo vệ rừng nhằm kịp thời phát hiện các dấu hiệu xâm hại đến rừng.

Ngoài ra, cộng đồng các thôn bản của huyện còn đề ra các quy định về bảo vệ rừng tại hương ước của địa phương. Theo đó, từng quy định cụ thể trong từng nhiệm vụ bảo vệ rừng, PCCC rừng được xây dựng chi tiết. Các hành động tích cực đối với rừng sẽ được chính quyền địa phương biểu dương trước cộng đồng và kèm theo các mức thưởng. Ngược lại với các hành vi có tác động xấu như gây cháy rừng, chặt phá khai thác rừng trái quy định hoặc có các hành vi xâm phạm rừng khác bị phát hiện đều phải chịu các mức phạt của cộng đồng và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Việc hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR đã tác động tích cực đến ý thức, vai trò trách nhiệm của bà con ở cộng đồng các thôn bản trên địa bàn huyện trong việc giữ rừng nên những cánh rừng trên địa bàn huyện được bảo vệ an toàn, rừng phát triển tốt. Mặc dù, chưa thể ngăn chặn tuyệt đối những vụ việc vi phạm về bảo vệ rừng nhưng diện tích rừng bị thiệt hại do con người tác động đều giảm theo từng năm. Cùng với đó, bà con đã tích cực hơn trong việc trồng và khoanh nuôi tái sinh trên diện tích rừng của địa phương. Quá đó, góp phần tạo môi trường xanh, sạch và cũng ít nhiều bảo vệ tài nguyên nước của địa phương./.

http://dienbien.gov.vn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      PHÁT THANH
       Liên kết website
       Bình chọn
      Đánh giá của bạn về trang thông tin điện tử Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Điện Biên
      156 người đã bình chọn
      Thống kê: 1.076.686
      Online: 8