Ngày 12/1, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cùng đoàn công tác đã kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng; phòng chống rét cho vật nuôi tại tỉnh Lào Cai.

 Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn thăm vườn đào của hộ dân ở Ô Quý Hồ (Sa Pa).

Sản phẩm có xuất xứ được nâng cao giá trị

Tại Sa Pa, thời điểm này nhiệt độ xuống rất thấp, xuất hiện hiện tượng băng giá. Cây trồng của bà con ở vùng cao bị băng tuyết phủ kín, nhiều diện tích rau màu bị hỏng do rét đậm.

Ghi nhận tại vườn đào của hộ dân tại Ô Quý Hồ (Sa Pa), toàn bộ 400 gốc đào của hộ dân này đã bị… đông cứng. Cành lá, cùng chồi, hoa có thể vỡ vụn vì chúng bị bao bọc bởi băng tuyết.

Ông Nguyễn Văn Tưởng - chủ vườn đào cho biết, với 400 gốc đào mỗi năm gia đình ông thu về khoảng 80 triệu đồng. Tuy nhiên, thời tiết cực đoan cũng khiến ông lo lắng vì trong trường hợp băng tan chậm, cành xấu khó bán được giá, thu nhập sẽ thấp hơn mọi năm. 

Thăm hỏi và động viên người trồng đào, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn cho biết, ở một số địa phương tình hình lợi dụng cây cảnh, cây bóng mát nên có hiện tượng đào cả cây to trên rừng, chặt cây để chơi làm cảnh và trong đó không chỉ có cây đào. Thậm chí, có những vùng nông thôn, đô thị vẫn còn tục hái lộc bẻ cây, cành đầu năm…

"Thủ tướng Chính phủ không cấm chặt, khai thác cây đào, cây hoa mà người dân trồng. Thậm chí, những loại cây này đã trở thành hàng hoá, thành nguồn thu nhập của người dân. Qua khảo sát thực tế, ở Lào Cai cũng không còn đào trên rừng để chặt. Tuy nhiên, cần phải kiểm soát, quản lý rừng tốt từ địa bàn, từ cơ sở… Về lâu dài, cây này có hiệu quả nếu trồng trên đất nông nghiệp, trồng ở vườn. Và có bàn tay của nghệ nhân chăm sóc thì cây có giá trị rất lớn”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.

Ngoài ra, Thứ trưởng cũng đề nghị tỉnh Lào Cai nghiên cứu có chương trình, vận động bà con làm chứng nhận xuất xứ đối với loại cây này vừa đảm bảo thương hiệu, giá trị, được nhà nước bảo hộ cho việc làm ăn chân chính, chống phân biệt đối tượng chặt trên rừng mang về.

Thứ trưởng cũng lưu ý, việc này không chỉ đối với cây đào mà các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, sạch có xuất xứ địa lý sẽ được nâng cao giá trị và đây là xu hướng xu bắt buộc, để nông sản xuất khẩu đi được các nước.

Rà soát chi tiết diện tích trồng rừng

Cũng tại buổi làm việc, tỉnh Lào Cai đã báo cáo nhanh về tình hình kinh tế xã hội; về công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; chuẩn bị trồng cây tết, trồng cây rừng năm 2021 trên địa bàn…

Theo UBND tỉnh Lào Cai, tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 603 nghìn ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp 429 nghìn ha chiếm 67,4%...

Trong năm 2020, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 2.355 tỷ đồng, tăng trên 12% so với năm 2019; tạo việc làm cho trên 25.000 lao động của tỉnh. Hệ thống cơ sở chế biên phát triển ổn định với 337 cơ sở chế biến, nông, lâm sản gắn với vùng nguyên liệu trên 71 nghìn ha. Thu dịch vụ môi trường rừng đạt trên 120 tỷ đồng/năm…

Đáng chú ý, hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và sáng kiến trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm của Thủ tướng, tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch tổ chức Tết trồng cây, trồng rừng Xuân Tân Sửu năm 2021 trồng mới 600-700 nghìn cây xanh…

Về công tác phát triển rừng, để đảm bảo mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt trên 60%. Theo đó, tỉnh Lào Cai trong năm 2021 trồng 9.450ha rừng tập trung; khoanh nuôi tái sinh 4.550ha; và đã gieo ươm được chuẩn bị khoảng 70 triệu cây giống phục vụ trồng rừng…

Ngoài ra, chủ động triển khai có hiệu quả công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng mùa khô hanh, UBND tỉnh đã chỉ đạo địa phương có phương án kế hoạch, củng cố lực lượng phòng chống cháy rừng; tổ chức kiểm tra, đôn đốc, rà soát, bố trí chốt, trạm bảo vệ tại rừng tại địa bàn xung yếu…

Ghi nhận kết quả đạt được của tỉnh Lào Cai nhất là trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn đề nghị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tới từng xã, thôn, tới từng hộ được giao đất; hoạt động lại hương ước, quy ước bảo vệ rừng, để người dân chủ động tự bảo vệ rừng... Đặc biệt là sau khi hết băng giá nguy cơ cháy rừng rất cao do cây khô, vật liệu cháy nhiều. Vì vậy, cần phát hiện sớm cháy rừng để dập lửa ngay, để không gây thiệt hại lớn.

Về triển khai chương trình 1 tỷ cây trong 5 năm tới của Thủ tướng và tăng cường bảo vệ rừng, tỉnh cần rà soát cụ thể trong 40.000ha đất trống, diện tích chính xác có thể trồng rừng được. Từ đó, có chiến lược trồng rừng trong 5 năm tới. Ngoài ra, cần phải đảm bảo chất lượng từ giống đến quy hoạch.

“Nếu rừng trồng lấy gỗ phải nhắm tới mục tiêu sản xuất hàng hoá chất lượng cao, nếu là đặc sản phải tạo vùng chế biến, tạo dựng thương hiệu”, Thứ trưởng nói.

Cũng trong ngày 12/1, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn đã kiểm tra công tác phòng chống rét cho vật nuôi tại xã Ngũ Chỉ Sơn (Sa Pa). Thứ trưởng biểu dương cách làm của tỉnh Lào Cai là không hỗ trợ người dân để trâu bò chết vì rét mà hỗ trợ người dân làm chuồng cho trâu bò.

 

http://tongcuclamnghiep.gov.vn; Nongnghiep.vn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      PHÁT THANH
       Liên kết website
       Bình chọn
      Đánh giá của bạn về trang thông tin điện tử Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Điện Biên
      156 người đã bình chọn
      Thống kê: 1.070.015
      Online: 9